Loader

Brand Activation - Sợi dây kết nối giữa thương hiệu và khách hàng

Xây dựng thương hiệu luôn là bài toán đau đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Liệu những trải nghiệm nào có thể để lại ấn tượng về thương hiệu? Làm thế nào để đưa thương hiệu tới gần hơn với khách hàng? Brand Activation chính là câu trả lời cho những câu hỏi trên. Hãy cùng Media Post tìm hiểu về khái niệm này cũng như khám phá 4 hình thức Brand Activation được sử dụng phổ biến qua bài viết dưới đây.

1. Brand Activation là gì?

Brand Activation (Kích hoạt thương hiệu) là các sự kiện, trải nghiệm có thể tạo dựng kết nối về mặt cảm xúc giữa thương hiệu và đối tượng mục tiêu. Những hoạt động này thường nhằm mục đích gây ấn tượng, giúp thương hiệu được biết đến và nhớ tới nhiều hơn bởi bản chất tương tác hai chiều giữa thương hiệu và khách hàng.

Không chỉ vậy, Brand Activation còn là một phương thức hiệu quả để truyền thông về câu chuyện thương hiệu, mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng và thuyết phục họ mua hàng. Theo số liệu thống kê từ Tạp chí Forbes, 98% mọi người cảm thấy họ muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp hơn sau khi tham gia một hoạt động Brand Activation. Nhờ những trải nghiệm thực tế do Activation tạo ra mà doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh đáng tin cậy, gia tăng tính thuyết phục của các thông điệp truyền tải.

2. Phân biệt Activation và Sự kiện

Sự kiện (Event) đã trở thành một khái niệm quá quen thuộc. Nó được hiểu là một cơ hội để tập hợp những cá nhân có liên quan đến doanh nghiệp nhằm thực hiện một mục đích nào đó, ví dụ như khai trương cửa hàng, ra mắt sản phẩm mới,… Có thể nói rằng sự kiện đã trở thành một công cụ đắc lực trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp ngày nay.

Vậy Brand Activation khác gì với Sự kiện? Hẳn là chúng ta sẽ nghĩ đến Sự kiện khi nhắc đến một trải nghiệm cụ thể với thương hiệu. Tuy nhiên, Activation mang nghĩa rộng lớn hơn thế. Brand Activation còn bao gồm cả các chiến dịch phát, các loại hình digital marketing tương tác, các cuộc thi trên mạng xã hội,... Tổ chức sự kiện chỉ là một trong số những hình thức triển khai hoạt động Activation.

Tổ chức sự kiện là một trong số các hình thức triển khai Brand Activation

3. Vai trò của Activation

Brand Activation có vai trò vô cùng quan trọng đối với các thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường. Khi độ nhận diện chưa cao, thương hiệu chưa được khách hàng nhớ đến, doanh nghiệp sẽ mong muốn để lại dấu ấn trong tâm trí họ bằng các hoạt động trải nghiệm mà họ có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia.

Hoạt động Activation cũng có giá trị đối với các doanh nghiệp muốn tái định vị thương hiệu hay thay đổi lĩnh vực kinh doanh. Lúc này, Activation như một lời thông báo tới công chúng về những sự đổi mới, tạo ra sự hào hứng cho khách hàng và khuyến khích họ chủ động trải nghiệm thương hiệu.

Không chỉ vậy, Brand Activation cũng là giải pháp cho những vấn đề sau:

  • Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng thông qua việc tiếp xúc và gây ấn tượng với các đối tượng mới.
  • Thu thập thông tin phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng ngay tại thời điểm họ tương tác với thương hiệu.
  • Xây dựng, củng cố hình ảnh và vị thế của thương hiệu trong mắt công chúng.

Brand Activation đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trên thị trường

4. Các hình thức Activation

4.1. Activation tại cửa hàng

Các hoạt động Activation này cho phép khách hàng có trải nghiệm với sản phẩm ngay tại điểm bán. Không chỉ vậy, chúng còn thu hút sự chú ý của những người qua đường tò mò, từ đó tạo cho họ ấn tượng nhất định về thương hiệu. Ngày nay, Activation tại cửa hàng có thể diễn ra dưới rất nhiều hình thức như tặng quà, trò chơi có thưởng,... và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt đối với các thương hiệu hàng tiêu dùng.

Brand Activation có thể diễn ra trực tiếp tại cửa hàng

4.2. Cuộc thi tương tác trên mạng xã hội

Activation cũng có thể diễn ra trên môi trường Internet, điển hình là các hoạt động thu hút tương tác với khách hàng như các sự kiện, cuộc thi hay chương trình giveaway trên mạng xã hội. Sở hữu mạng lưới người dùng lớn mạnh, mạng xã hội có thể đem lại cơ hội tiếp cận đối tượng mục tiêu, kích thích tạo thảo luận; do vậy doanh nghiệp luôn muốn tận dụng tối đa những ưu thế này để khiến khách hàng có ấn tượng về thương hiệu của mình.

4.3. Phát mẫu thử (Sampling)

Phát mẫu thử miễn phí là một trong những hình thức Brand Activation được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mục đích lớn nhất của mỗi chiến dịch phát là khuyến khích đối tượng tiềm năng dùng thử sản phẩm với hy vọng họ sẽ yêu thích và trở thành khách mua hàng của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, phát mẫu thử còn là phương thức tốt để tạo ra phản ứng tích cực của khách hàng, từ đó gia tăng khả năng họ truyền đi những thông điệp tốt đẹp về thương hiệu.

Tìm hiểu thêm về phát mẫu thử tại đây: Phát sampling - Giải pháp marketing hiệu quả của doanh nghiệp

4.4. Booth trải nghiệm

Nhằm tạo ra trải nghiệm thực tế, nhiều doanh nghiệp đã triển khai đặt booth tương tác ở những nơi đông người như phố đi bộ, hội chợ, triển lãm,... vào những dịp đặc biệt. Tham gia các booth này, khách hàng có cơ hội trò chuyện với chuyên gia, dùng thử sản phẩm tại chỗ hay thậm chí tham gia các chơi trò chơi để nhận quà từ thương hiệu. Nhờ vậy mà doanh nghiệp tạo ra dấu ấn về một trải nghiệm khó quên, có tính kết nối về mặt cảm xúc với khách hàng.

Tìm hiểu thêm về khái niệm Booth trong POSM tại đây: Tìm hiểu về POSM và 5 loại POSM trong bán lẻ

Kết luận

Bài viết đã cung cấp định nghĩa cũng như giới thiệu về 4 hình thức Brand Activation phổ biến nhất. Hy vọng rằng thông qua bài viết của Media Post, doanh nghiệp của bạn đã có thêm những thông tin bổ ích cũng như ý tưởng triển khai hoạt động Marketing thú vị này.

Media Post là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực triển khai Activation theo nhu cầu của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.


Loading...